Vùng xương chậu là vùng nào? Nằm ở đâu trên cơ thể?

vung xuong chau o dau

Xương chậu là một phần xương quan trọng vững chắc để nâng đỡ trọng lực của cơ thể, để cơ thể “dựa dẫm” vào. Nắm bắt được cấu tạo, vị trí của xương chậu giúp bạn tránh được những va chạm, gây tổn thương và nguy hiểm tới sức khỏe chính mình. Vậy vùng xương chậu nằm ở đâu trên cơ thể?

Vị trí vùng xương chậu nằm ở đâu trên cơ thể?

Xương chậu hay còn được gọi là xương dẹt, có diện tích lớn nhất, có hình cánh quạt gồm 4 bờ, 2 mặt và 4 góc. Vậy vị trí của vùng xương chậu nằm ở đâu?

Xương chậu nằm ở phần cuối cột sống thắt lưng, nằm dưới thắt lưng bao quanh phần xương cột sống đoạn dưới. Được tạo thành bởi 3 xương nhỏ là:

  • Xương mu trước dưới
  • Xương cánh chậu trên,
  • Xương ngồi ở sau xương.

Diện tích xương chậu từ phần xương mu đến bẹn, đùi và quanh hông, nằm dưới eo và bao trọn vùng hông đến đùi.

Cấu tạo chi tiết vùng xương chậu

Vùng xương chậu có diện tích lớn nhất trong cơ thể trong cấu tạo xương của con người.

Cấu tạo các bờ xương chậu

  • Bờ khá mỏng ở phần giữa, dày hơn ở phần sau và trước tạo thành hình chữ S.
  • Bờ dưới hình thành bởi xương mu, xương ngồi, còn gọi là ngành ngồi.
  • Bờ trước lồi lõm từ trên xuống dưới gồm gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, mào lược, gai mu.
  • Bờ sau cũng lồi lõm từ trên xuống dưới, gồm gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, gai ngồi, khuyết ngồi bé ụ.

Cấu tạo các góc

  • Góc trước dưới là gai mu
  • Góc trước trên là gai chậu trước trên
  • Góc sau trên là gai chậu sau
  • Góc sau dưới là ụ ngồi.

Cấu tạo các mặt của xương chậu

– Mặt trong của xương chậu chia thành 2 phần bởi 1 gờ nhô lên, phần trên có diện nhĩ, lồi chậu, còn phần dưới có lỗ và diện vuông.

Mặt ngoài xương chậu: nằm ở giữa có khối khớp cùng với chỏm của xương đùi. Xung quanh là vành ổ cối gắn với khuyết ổ cối. Dưới ổ cối có lỗ bịt hình vuông hoặc tam giác, phía sau là xương ngồi, trước là xương mu, trên là xương cánh chậu lõm xuống tạo thành hố chậu, có 3 diện bám vào cơ mông.

Nhiệm vụ của vùng xương chậu

Vùng xương chậu có nhiệm vụ chính là nâng đỡ cơ thể, giúp con người đi đứng, chạy nhảy và hoạt động phần dưới của cơ thể. Đây chính là điểm tiến hóa khiến con người trở thành động vật bậc cao so với các loài động vật khác.

Cấu tạo diện tích xương chậu lớn nhất trong hệ thống xương của cơ thể người, trải đều trọng lượng cơ thể từ phần đỉnh đầu xuống thắt lưng. Do đó, những người trọng lượng lớn sẽ có xương chậu phát triển lớn hơn so với người thấp bé.

Khám phá thêm: 10 câu hỏi thường gặp về đau vùng chậu 

Một số bệnh lý thường gặp ở vùng xương chậu và bệnh gây ra đau vùng chậu

Đau ruột thừa 

Là bệnh lý do viêm nhiễm ruột thừa, gây ra các cơn đau vùng xương chậu, nôn, buồn nôn…Viêm ruột thừa cần được cắt bỏ kịp để tránh nguy hiểm tính mạng.

Đau âm hộ mãn tính

Nguyên nhân gây ra bệnh đau âm hộ là do tổn thương dây thần kinh do sinh do vận động hoặc sinh con, do nhiễm nấm. Dấu hiệu nhận biết bệnh:

  • Đau nhức
  • Ngứa
  • Đau khi quan hệ
  • Nóng rát

Mang thai ngoài tử cung

Chị em đau vùng xương chậu, kèm theo chảy máu âm đạo, mệt mỏi, buồn nôn trong thời gian mang thai thì nên thận trọng mang thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung cần được xử lý kịp thời, vì có thể gây đau đớn và nguy hiểm tính mạng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Là tình trạng đường tiểu bị nhiễm trùng, thường gây ra tiểu buốt, tiểu rắt, áp lực vùng chậu gây đau đớn…

Sỏi thận

Các viên sỏi được hình thành trong thận hoặc ống dẫn nước tiểu, gây ra các cơn đau vùng chậu, căng tức bàng quang, thậm chí tiểu ra máu.

Mắc bệnh lây qua đường tình dục

Đau vùng xương chậu có thể do nhiễm nấm Chlamydia, bệnh lậu. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng chức năng sinh sản và biến chứng nguy hiểm.

Các bệnh tử cung như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung

Đây là “thủ phạm” gây đau vùng xương chậu mà chị em cần chú ý. U xơ cổ tử cung nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng chức năng sinh sản, thậm chí biến chứng ung thư.

Căng cơ ở vùng xương chậu

Nguyên nhân bạn bị căng cơ ở vùng xương chậu có rất nhiều, ví dụ như: tâm lý, sinh em bé,…Triệu chứng nhận biết bệnh, cụ thể:

  • Cảm thấy nóng rát, ngứa niệu đạo, âm đạo
  • Đau vùng xương chậu

Để cải thiện tình trạng này các bạn có thể tập luyện thể dục thể thao, vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng căng cơ này

Các hoạt động đi đứng, chạy nhảy và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều ảnh hưởng đến xương chậu. Do đó, việc tìm hiểu các thông tin về xương chậu sẽ giúp chúng ta phòng tránh được các bệnh lý liên quan, bảo vệ sức khỏe và chức năng sinh sản. Hi vọng những thông tin chia sẻ trên giúp ích cho các bạn.

Tham khảo thêm:

Phòng khám, tư vấn nam khoa – phụ khoa quốc tế 152XaDan Hà nội

https://g.page/tuvanphukhoa-namkhoa-152xadam?share

[addtoany]
Bình luận của bạn