10 câu hỏi thường gặp về đau vùng chậu

Đau vùng chậu là cơn đau thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới, có thể gặp ở trẻ em ở trẻ dậy thì cho đến người cao tuổi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về đau vùng chậu, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây, mời các bạn theo dõi.

Những câu hỏi thường gặp về đau vùng chậu cần giải đáp

dau vung chau

Đau vùng chậu như thế nào?

Đau vùng chậu là đau ở phần bụng dưới, vùng từ rốn đến xương chậu. Cơn đau có 2 dạng cấp tính và mãn tính.

Những chấn thương ở vùng chậu gây đau vùng chậu do tai nạn có thể đe dọa tính mạng.

Đối tượng bị đau vùng chậu phổ biến?

Chị em bị đau vùng chậu nhiều hơn nam giới, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ lứa tuổi nào, từ trẻ em dậy thì đến vị thành niên, người cao tuổi.

Các triệu chứng nhận biết đau vùng chậu là gì?

Tùy cơ địa mỗi người, các bạn sẽ có mức độ đau vùng chậu khác nhau. Cơn đau có thể âm ỉ, liên tục hoặc đau từng cơn, cho đến đau dữ dội. Các cơn đau dữ dội có thể kèm theo chảy máu âm đạo, bạn có thể nhận biết qua dấu hiệu vài giọt máu ở quần lót.

Khi nào bạn nên đi khám?

Khi các bạn đau mức độ dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống tình dục do đau khi quan hệ. Chị em có cảm giác đau âm đạo khi dương vật “xâm nhập”, nam giới bị xuất tinh đau, hoặc gặp các triệu chứng tiểu buốt, táo bón…

Chị em mang thai đau vùng chậu thì cần đi khám kịp thời để có phác đồ điều trị phù hợp nhằm ngăn ngừa nguy cơ sảy thai, sinh non…

Đau vùng chậu nguyên nhân do đâu?

Đau vùng chậu có 2 dạng cấp tính và mãn tính:

– Đau vùng chậu cấp tính: Chủ yếu là cơn đau gặp ở các bé gái tuổi dậy thì, khi chu kỳ kinh nguyệt chưa ổn định gây ra các cơn đau bụng kinh. Đau vùng chậu ở cả nam và nữ giới có thể liên quan đến bàng quang, thận, ruột thừa…

– Đau vùng chậu mãn tính: Đau vùng chậu là dấu hiệu cảnh báo các bệnh ở cơ quan sinh dục hoặc gắn liền với vấn đề về ruột, bàng quang.

Ngoài ra, nguyên nhân gây đau vùng chậu do người bệnh từng phẫu thuật bàng quang, cắt tử cung, sinh mổ, phẫu thuật ổ bụng hoặc cảnh báo mang thai ngoài tử cung, hội chứng ruột kích thích, sa tử cung…

Các yếu tố khác gây đau vùng chậu là gì?

Nguy cơ đau vùng chậu sẽ tăng lên nếu chị em mang thai ngoài tử cung, sảy thai, quan hệ tình dục bừa bãi lây bệnh tình dục hoặc rối loạn chức năng sàn chậu.

Đau vùng chậu sẽ khám những gì?

Khi các bạn có triệu chứng đau vùng chậu, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để khám nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Bác sĩ sẽ chỉ định khám hình ảnh, nội soi ổ bụng. Nếu xác định dương tính đau vùng chậu thì tiến hành các xét nghiệm như khám xâm lấn, sờ vùng chậu, đo hiệu quả cơ bụng…để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị đau vùng chậu như thế nào?

Tùy từng nguyên nhân gây đau vùng chậu, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Nếu do hội chứng tiền kinh nguyệt, chị em có thể dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt, thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp do viêm nhiễm sẽ điều trị bằng thuốc, thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn,chống viêm, giảm đau và cải thiện triệu chứng. Các bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa trị để tránh nhờn thuốc, thậm chí gây sốc thuốc phản vệ.

Đối với các bệnh lý ở bàng quang, u xơ, u nang thì sẽ tùy vào mức độ sẽ yêu cầu thực hiện các can thiệp ngoại khoa nhằm mang lại hiệu quả triệt để.

Hầu hết các bệnh lý gây đau vùng chậu sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, chức năng sinh sản, thậm chí gây tử vong. Do đó, các bạn nên đi khám và có phác đồ điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bất thường ở vùng chậu, cơ quan sinh sản.

 

[addtoany]

vanha

Tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa – Khoa Y dược của Đại Học quốc gia Hà Nội, hiện đang công tác tại Trung tâm y tế huyện Đô Lương của tỉnh Nghệ An và là tham vấn viên kiêm biên tập viên trên medical-vietnam.com

Bình luận của bạn