[Bật mí] 16 nguyên nhân gây đau vùng chậu mà bạn không ngờ đến

Đau vùng xương chậu là triệu chứng bất thường phổ biến ở phụ nữ, ai cũng có thể gặp phải. Vậy nguyên nhân gây đau vùng chậu là gì? Không phải ai cũng biết? Hãy tham khảo 16 nguyên nhân gây đau vùng chậu mà bạn không ngờ tới sau để biết cách phòng tránh nhé 

Đau vùng chậu là cơn đau ở khu vực bụng, dưới rốn. Cơn đau có thể âm ỉ, đau nhói hoặc dữ dội từng cơn. Vùng chậu là nơi tập trung các cơ quan sinh sản của nữ giới, do đó, các cơn đau bất thường ở vùng này cảnh báo nguy hiểm cho chức năng “sinh đẻ” của chị em.

nguyen nhan gay dau vung chau

Dưới đây là 16 nguyên nhân gây đau vùng chậu mà bạn không ngờ đến:

Rụng trứng

Không phải ai rụng trứng cũng bị đau bụng, nhưng đây được xem là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau vùng chậu chị em thường gặp. Cơn đau thường đến với các bạn trước và trong thời gian rụng trứng, vì màng bao phủ buồng trứng bị kéo dài để giải phóng trứng. Tùy cơ địa mỗi người mà cơn đau khác nhau, chị em có thể nằm nghỉ ngơi là có thể cải thiện tình trạng này.

Đau ruột thừa

Ruột thừa bị viêm nhiễm sẽ gây ra các cơn đau bụng bên phải hoặc vùng chậu. Kèm theo cơn đau là triệu chứng buồn nôn, sốt, nôn ói…Viêm ruột thừa cần được cắt bỏ để tránh gây viêm phúc mạc nguy hiểm tính mạng.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích thường gây ra các cơn chuột rút trong vùng chậu, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy. Đây là bệnh mãn tính, dễ tái phát. Lúc này, các bạn cần thay đổi chế độ ăn uống để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt thường xuất hiện trước ngày hành kinh, chị em có cảm giác đau bụng dưới, đau đầu, đau ngực. Mức độ đau tùy cơ địa mỗi người, có người chỉ nhói đau, có người thậm chí đau đến choáng ngất.

Mang thai ngoài tử cung

Vì lý do nào đó, trứng được thụ tinh không thể vào buồng tử cung mà làm tổ ngay ngoài cửa tử cung, có thể là vòi trứng. Khi thai lớn dần lên sẽ gây ra các cơn đau vùng chậu dữ dội, kèm theo chảy máu âm đạo, buồn nôn…Thai ngoài tử cung cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây nguy hiểm tính mạng người mẹ.

Chuột rút ngày “đèn đỏ”

Các cơn đau vùng chậu có thể do một căn bệnh nào đó trong tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, nên khá giống đau bụng kinh.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là viêm nhiễm, nhiễm trùng ở các cơ vùng xương chậu, có thể là biến chứng của bệnh lậu. Viêm vùng chậu ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, buồng trứng, tử cung. Chị em sẽ thấy các cơn đau vùng chậu, dịch âm đạo ra nhiều, đau khi quan hệ, tiểu bất thường…Viêm vùng chậu nếu không điều trị có thể gây mang thai ngoài tử cung, vô sinh…

Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu

Là hội chứng xảy ra khi tĩnh mạch vùng chậu bị sưng, đau do lượng máu lưu thông thấp. Các cơn đau “ập đến” do tĩnh mạch căng lên khi bạn đứng hoặc ngồi, và khi nằm xuống sẽ giảm dịu đau đớn.

U nang buồng trứng

Triệu chứng điển hình là đau vùng chậu, kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ. Khi các u nang lớn dần lên sẽ gây tiểu buốt, đau vùng chậu. Chị em cần phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật loại bỏ u nang để tránh biến chứng nguy hiểm.

U xơ tử cung

Là tình trạng khối u phát triển trong tử cung, thường gây ra các cơn đau vùng chậu âm ỉ hoặc dữ dội, đau khi quan hệ. U xơ tử cung thường gặp ở chị em 30-40 tuổi, nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng chức năng sinh sản, thậm chí biến chứng ung thư.

Lạc nội mạc tử cung

Do các mô nội mạc tử cung tại khu vực bên ngoài tử cung phát triển. Mô này gắn với buồng trứng, bàng quang, ruột…khi bị phá vỡ sẽ gây ra các cơn đau vùng chậu, bụng dưới hoặc đau bụng kinh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, các bạn thường trải qua các cơn đau vùng chậu, tiểu buốt, thường xuyên muốn đi tiểu, áp lực vùng chậu…

Sỏi thận

Sỏi thường được hình thành trong thận hoặc ống dẫn nước tiểu. Người bệnh sẽ gặp các cơn đau vùng chậu, căng tức bàng quang, thậm chí tiểu ra máu.

Viêm bàng quang kẽ

Đau vùng chậu là dấu hiệu bệnh viêm bàng quang kẽ, kèm theo các triệu chứng buồn tiểu, tiểu buốt, đau khi quan hệ…

Sa vùng chậu

Là tình trạng bàng quang, tử cung sa xuống vị trí thấp hơn bình thường và chạm vào ống âm đạo. Khi bị sa vùng chậu, chị em có cảm giác đau vùng chậu, áp lực đè lên âm đạo. Thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi.

Mắc bệnh lây qua đường tình dục

Phổ biến nhất là nhiễm nấm Chlamydia, bệnh lậu có thể gây ra các cơn đau vùng chậu. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng chức năng sinh sản và biến chứng nguy hiểm.

Trên là 16 nguyên nhân gây đau vùng chậu mà bạn không ngờ đến, do đó, khi có triệu chứng bất thường, chị em hãy tham khảo bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn cụ thể hơn.

 

[addtoany]

vanha

Tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa – Khoa Y dược của Đại Học quốc gia Hà Nội, hiện đang công tác tại Trung tâm y tế huyện Đô Lương của tỉnh Nghệ An và là tham vấn viên kiêm biên tập viên trên medical-vietnam.com

Bình luận của bạn