Tiểu ra mủ, tiểu ra máu cảnh báo bệnh gì?

Tiểu ra mủ, tiểu ra máu cảnh báo bệnh gì? Câu hỏi này là băn khoăn của không ít người khi thấy màu sắc nước tiểu thay đổi mà không rõ nguyên do. Trên thực tế đây là một biểu hiện bất thường và nó thường là dấu hiệu của các bệnh lý ở đường tiết niệu, sinh dục.

Thế nào là tiểu ra mủ và tiểu ra máu?

Quan sát sự thay đổi của nước tiểu là cách để chúng ta biết được tình trạng sức khỏe của bản thân. Thông thường khi đi tiểu, chúng ta thường quan sát thấy nước tiểu có không có màu hoặc có màu vàng nhạt. Điều này báo hiệu rằng sức khỏe của bạn không có vấn đề gì.

tieu ra mu tieu ra mau

Tuy nhiên với những người gặp phải tình trạng tiểu ra mủ hoặc tiểu ra máu thì màu sắc nước tiểu sẽ có sự thay đổi.

  • Với trường hợp tiểu ra mủ, nước tiểu sẽ có màu hơi đục, có lắng cặn.
  • Với trường hợp tiểu ra máu, nước tiểu sẽ có màu hồng, đỏ, hoặc gỉ sắt.

Trên thực tế, hiện tượng tiểu ra mủ hoặc tiểu ra máu có thể chỉ xảy ra đơn thuần, tách biệt. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cả 2 dấu hiệu này cùng xuất hiện với nhau.

Ngoài ra, nhiều trường hợp trong nước tiểu có lẫn mủ hoặc màu nhưng không thể phát hiện bằng mắt thường mà phải tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu mới có thể nhận biết.

>>> Tìm hiểu thêm về bệnh nấm Candida là gì

Một số bệnh lý gây ra tình trạng tiểu ra mủ, tiểu ra máu

Theo các chuyên gia y tế, tiểu có mủ và tiểu ra máu là những biểu hiện bất thường mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đều không được chủ quan. Bởi phần lớn các trường hợp gặp phải biểu hiện này thường mắc phải các bệnh lý ở đường sinh dục.

Viêm niệu đạo

Niệu đạo bị viêm nhiễm do sự tấn công của các loại vi khuẩn như lậu cầu, Chalamydia hay tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh đều có thể gây ra tình trạng tiểu có mủ, tiểu buốt, tiểu rát.

Viêm bàng quang

Khi bàng quan bị tấn công bởi vi khuẩn lậu cầu hoặc vi khuẩn lao dẫn tới viêm nhiễm đều có thể khiến cho nước tiểu có mủ, kèm theo tình trạng đau rát khi đi tiểu, tiểu ra máu nếu vi khuẩn xâm nhập qua đường máu, đường niệu đạo.

Các bệnh tuyến tiền liệt

Phần lớn các bệnh về tuyến tiền liệt đều gây tình trạng tiểu ra mủ. Nếu thăm khám ở trực tràng sẽ thấy tuyến tiền liệt bị phình to, người bệnh bị bí tiểu.

Ung thư tuyến tiền liệt

Khi mắc căn bệnh này, sự phát triển của các khối ung thư sẽ làm chèn ép tuyến tiền liệt. Điều này sẽ gây tắc nghẽn đường tiểu và dẫn tới tình trạng tiểu ra máu.

Siêu âm tuyến tiền liệt cho bạn biết gì

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Dấu hiệu điển hình của tình trạng này là tiểu ra nhiều bọt trắng, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Ở giai đoạn nặng sẽ có tình trạng tiểu ra mủ, tiểu nhiều lần trong ngày và bị đau buốt. Thậm chí là tiểu ra máu, rát buốt khi đi tiểu.

Viêm mủ bể thận

Tình trạng viêm mủ bể thận do vi khuẩn gây ra sẽ làm ứ đọng nước tiểu và dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Đây chính là lý do vì sao trong nước tiểu có mủ.

Viêm thận

Đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm bắt nguồn từ sự lây lan ngược dòng của các loại vi khuẩn có hại từ đường tiết niệu lên thận. Do đó, nếu thấy tình trạng tiểu ra máu, các bạn cần phải thật cẩn trọng.

Bệnh lậu

Một trong những biểu hiện đặc trưng khi mắc bệnh lậu đó chính là tình trạng đi tiểu ra mủ (vàng hoặc xanh). Ngoài ra, sự tấn công của song cầu lậu khuẩn còn dẫn tới tình trạng đau buốt khi đi tiểu, tiểu khó, tiểu buốt, chảy mủ lỗ sáo ở nam giới hay khí hư màu vàng xanh ở nữ giới.

Các bệnh lý khác: Các bệnh về máu như máu khó đông, bạch cầu cấp và mãn tính cũng đều có thể dẫn tới tình trạng đi tiểu ra máu rất nguy hiểm.

>>> Tham khảo thêm tình trạng đau ngứa khi quan hệ

Lời khuyên từ chuyên gia khi bị tiểu ra mủ, tiểu ra máu

Theo khuyến cáo của các chuyên gia tiết niệu, vì hiện tượng tiểu ra mủ và tiểu ra máu chỉ xuất hiện khi tình trạng bệnh đã diễn biến nặng, phức tạp. Ở thời điểm này việc chữa bệnh sẽ khó hơn và kéo dài hơn. Do đó, việc phòng tránh và phát hiện bệnh sớm là điều vô cùng quan trọng.

Để làm được điều đó, bản thân mỗi người nên chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Có như vậy bạn mới có thể phát hiện sớm những vấn đề bất thường để từ đó tầm soát và chữa trị bệnh hiệu quả, ở ngay giai đoạn đầu.

Trong trường hợp phát hiện sự thay đổi của nước tiểu, tốt nhất các bạn nên tới ngay cơ sở y tế để kiểm tra. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của từng căn bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn phù hợp để cải thiện tình hình.

Nếu các bạn càng chủ quan trong việc khám chữa thì càng dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, công việc, thậm chí là tính mạng.

[addtoany]
Bình luận của bạn