Nấm Candida có thể tấn công và gây bệnh vào nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là vùng sinh dục. Nhưng nhiều người không rõ việc nhiễm nấm cadida có nguy hiểm không và cách giải quyết tình trạng này như thế nào?
Nấm candida là một loại nấm men phổ biến, có thể xuất hiện ở đường ruột, vùng kín và những nơi ẩm ướt trên cơ thể. Đây là loại nấm xuất hiện tự nhiên với nhiều chủng loại khác nhau.
Theo các nhà khoa học, trong số hơn 100 chủng Candida thì chỉ có khoảng 20 chủng nấm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Phổ biến nhất trong đó là:
Trên thực tế, sự tồn tại của nấm candida thường vô hại, ít gây ra sự nguy hiểm. Tuy nhiên, đây lại là một loại nấm “cơ hội”. Theo đó, khi hệ miễn dịch cơ thể người bị suy giảm, sự cân bằng giữa các loại vi khuẩn có lợi và có hại bị phá vỡ sẽ khiến cho nấm candida có cơ hội phát triển.
Và khi sự phát triển của nấm candida bị mất kiểm soát, nó sẽ xâm nhập vào máu và gây viêm nhiễm bất cứ khu vực nào trên cơ thể, thường gặp nhất là ở cơ quan sinh dục. Điều này gây ra nhiều sự tổn hại đến sức khỏe người nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Theo các nhà khoa học, mức độ nguy hiểm của nấm candida phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí bị lây nhiễm, mức độ phát triển của nấm cũng như sức đề kháng của người bệnh và thời điểm chữa trị bệnh.
Cơ quan sinh dục là vị trí dễ bị nhiễm nấm candida nhất, đặc biệt là ở nữ giới. Bởi trên thực tế, nấm candida vốn dĩ đã tồn tại tại âm đạo. Khi môi trường này bị mất cân bằng, nấm candida sẽ sinh sôi, phát triển và gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục.
– Nữ giới khi bị nhiễm nấm candida ở vùng kín sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: Dịch âm đạo ra nhiều, có màu trắng đục, bị vón cục; vùng kín ngứa, tấy đỏ và đau rát (nhất là khi quan hệ tình dục).
– Còn ở nam giới, người bệnh sẽ có cảm giác bị châm chích ở đầu dương vật; vùng kín bị đau, ngứa.
Nấm candida gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên nếu để bệnh nặng và tái phát thường xuyên, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm;
– Lây lan tình trạng viêm nhiễm sang các cơ quan lân cận như cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng (ở nữ) và tinh hoàn, niệu đạo, bàng quang (ở nam).
– Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người bệnh
– Gây tình trạng khó mang thai ở phụ nữ
Nấm candida có thể tấn công vào bất cứ khu vực nào trên da, nhất là ở những nơi ẩm ướt, nhiều mồ hôi như nách, háng, giữa kẽ ngón tay, ngón chân…
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng da do nấm candida là hiện tượng phát ban, trên da xuất hiện các đốm đỏ, trắng hay các vết nứt. Nếu để phát triển, chúng sẽ gây tình trạng ngứa rát khó chịu. Một số trường hợp có thể bị viêm loét, sưng tấy.
Thông thường, những người có hệ miễn dịch yếu thường là những đối tượng dễ bị nấm candida tấn công. Nếu không được điều trị, bệnh có thể lây lan sang các vùng khác trên cơ thể như miệng, thực quản, van tim, ruột, gan hoặc phổi. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm lý người bệnh.
Những nơi ẩm ướt là môi trường phát triển ưa thích của nấm candida. Đó là nguyên nhân vì sao chúng ta có thể bị nhiễm nấm candida ở vùng miệng, họng.
Theo đó, khi tấn công vào khu vực vòm miệng, lưỡi và họng. Nấm candida sẽ gây ra tình trạng đau họng, nổi mụn nước, trên lưỡi xuất hiện lớp phủ màu trắng. Trong một số trường hợp có thể xuất hiện vết loét, hơi thở có mùi hôi.
Các biểu hiện này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, gặp khó khăn trong việc ăn uống, nhai nuốt. Nó cũng tác động đến đời sống sinh hoạt, khiến người bệnh trở nên rụt rè, ngại giao tiếp.
Nấm candida tồn tại trong ruột. Chúng thường phát triển mạnh mẽ trong những môi trường thuận lợi như hệ tiêu hóa ở người già, trẻ nhỏ hay những người mắc các bệnh ung thư, tiểu đường, người có hệ miễn dịch yếu…
Không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu. Nấm candida có thể gây ra rất nhiều sự nguy hiểm cho sức khỏe nếu phát triển mạnh ở đường tiêu hóa.
– Nấm thực quản: Người bệnh có cảm giác đau, khó nuốt đồ ăn, nước uống. Khi nội soi có các mảng trắng ở thực quản.
– Nấm dạ dày: Gây cảm giác buồn nôn, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, đau dạ dày hoặc đau bụng sau khi ăn.
– Nấm đường ruột: Dẫn tới tình trạng tiêu chảy, không hấp thụ được thức ăn, gây suy dinh dưỡng, giảm cân, đi tiểu nhiều. Về lâu dài nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Nấm candida có thể tấn công và gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Thông thường tình trạng này thường xảy ra ở phần bên dưới đường tiết niệu như niệu đạo, bàng quang… Nhưng cũng có những trường hợp nó có thể ảnh hưởng đến thận, gây suy thận.
Các dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm trùng nấm candida ở đường tiết niệu như: đi tiểu thường xuyên, nóng rát khi đi tiểu, đau vùng chậu, nước tiểu có màu hồng nhạt (do lẫn máu).
Mặc dù hiếm gặp hơn nhưng nấm candida có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Những đối tượng từng xạ trị, hóa trị ung thư hay những người có vấn đề về bạch cầu, xương tủy, đã từng trải qua các cuộc phẫu thuật lớn… là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này.
Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, sự phát triển của nấm candida trong máu có thể làm ảnh hưởng đến các tế bào máu và cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Có thể nhận thấy nấm candida là một loại nấm vô cùng nguy hiểm, bởi nó có thể xâm nhập và gây bệnh ở nhiều bộ phận khác nhau. Chính vì vậy bản thân mỗi người chúng ta nên tìm cách phòng chống sự lây nhiễm nấm vào cơ thể. Và khi phát hiện bản thân bị nhiễm nấm thì hãy chủ động thăm khám ngay để điều trị kịp thời.
[addtoany]