Khám thai lần đầu khi nào, kinh nghiệm khám thai lần đầu chị em nên biết

Nhiều thai phụ do thiếu kinh nghiệm nên không biết mình mang thai từ lúc nào. Việc khám thai định kỳ là việc làm  cần thiết suốt thai kỳ để đảm bảo sự phát triển của thai nhi và sức khỏe  người mẹ, nhất là khám thai lần đầu.

kham-thai-lan-dau

Khám thai lần đầu khi nào?

Theo nhiều chuyên gia sản phụ khoa, sau khi bạn quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai, nếu có dấu hiệu trễ kinh hơn 10 ngày, que thử thai 2 vạch thì chị em nên đi khám thai lần đầu.

Khám thai lần đầu là việc làm rất quan trọng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác bạn có mang thai hay không.

Kinh nghiệm khám thai  lần đầu chị em nên biết

Chị em nên chuẩn bị đầy đủ kiến thức quy trình khám thai lần đầu để đảm bảo kết quả khám thai chính xác.

Khám thai lần đầu khám những gì?

Khám thai lần đầu bao gồm:

– Chẩn đoán mang thai: Khám lần đầu, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có mang thai hay không, tình trạng thai nhi như thế nào. Do đó, việc khám thai lần đầu đúng thời điểm rất quan trọng, nếu trì hoãn có thể gặp phải trường hợp mang thai ngoài tử cung gây nguy hiểm tính mạng.

– Một số xét nghiệm:

+ Xét nghiệm máu: Xác định hồng cầu để chẩn đoán mẹ bầu có bị thiếu máu hay không.

+ Xét nghiệm nước tiểu: Tiến hành kiểm tra lượng đường, protein trong nước tiểu.

+ Xét nghiệm PAP: Nhằm tầm soát ung thư cổ tử cung.

+ Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm.

– Đo tử cung: Lần khám đầu tiên bác sĩ có thể tiến hành đo tử cung để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm đi khám thai tại Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội 

Lưu ý khi đi khám thai lần đầu

– Chị em nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo quy trình khám thai chính xác, hiệu quả và an toàn.

– Có những thắc mắc gì nên ghi ra giấy để nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

– Nên uống nhiều nước trước khi siêu âm để giúp việc quan sát thai dễ dàng, rõ nét hơn.

– Giữ lại các kết quả khám để theo dõi cho những lần khám sau.

Lịch khám thai định kỳ

Bình thường, chị em sẽ khám thai 7-8 lần cho một thai kỳ, số lần khám có thể tăng lên nếu người mẹ gặp các vấn đề tim mạch, tiểu đường, huyết áp…

– Lần 1: Khi chậm kinh 1 tuần, que thử thai 2 vạch thì đi khám thai lần đầu. Chị em có thể dùng một số thuốc cần thiết cho mẹ và bé.

– Lần 2: Thai được 7-8 tuần thì đi khám để đánh giá tim thai, kích thước thai có tương ứng với tuổi thai không. Bên cạnh đó, bác sĩ chỉ định đo huyết áp, khám lâm sàng và kê thuốc cho mẹ.

– Lần 3: Thai được 12-13 tuần, chị em sẽ được khám, xét nghiệm nhằm chẩn đoán thai nhi dị tật, hội chứng down.

– Lần 4: Thai được 14-17 tuần, bác sĩ chỉ định khám chẩn đoán dị dạng nhiễm sắc thể, bệnh down.

– Lần 5: Qua siêu âm, bác sĩ chẩn đoán thai nhi bị sứt môi, bất thường ở tim, hệ xương khớp để can thiệp. Chị em sẽ tiêm  2 mũi uốn ván, kiểm tra bệnh gan, HIV…

– Lần 6: Sau 1 tháng sau lần khám thứ 5, chị em tiếp tục đi khám để đánh giá sự phát triển thai nhi.

– Lần 7: Khi thai được 32 tuần, bác sĩ chỉ định siêu âm 4D để đánh giá sự phát triển thai nhi, chẩn đoán dị tật thai nhi, theo dõi động mạch não…

– Lần 8: Thai 35-36 tuần, thai phụ phải kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn…Mỗi tuần sẽ đi khám 1 lần để xử lý kịp thời những vấn đề bất thường có thể xảy ra.

Trên đây là những thông tin về khám thai lần đầu mà chị em có thể tham khảo. Nếu còn thắc mắc, các bạn hãy gọi tổng đài chăm sóc sức khỏe sinh sản 24/24 giờ 02437.152.152 nhé.

Có thể bạn quan tâm tới vấn đề “mang thai”

Chỉ số IgG dương tính IgM âm tính khi mang thai có nguy hiểm không

[addtoany]
Bình luận của bạn