Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe của bé

Khi trẻ còn nhỏ, việc cung cấp các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Trong số các thực phẩm tốt cho trẻ thì gạo lứt là một trong những lựa chọn hàng đầu.

Gạo là loại lương thực và cây trồng rất phổ biến ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều loại gạo khác như như gạo tẻ, gạo nếp, gạo trắng hay gạo lứt… Xét về lợi ích sức khỏe, mỗi loại gạo sẽ mang đến những giá trị dinh dưỡng khác nhau, trong đó, gạo lứt là loại gạo có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của bé.

Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe bé yêu

Thành phần dinh dưỡng có trong gạo lứt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong gạo lứt có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có thể kể đến như:

– Tinh bột, chất xơ, chất béo, đạm, magie

– Các nguyên tố vi lượng (Ca, Mg, Fe, selen…)

– Các loại vitamin như: B1, B2, B3, B6 và

– Các thành phần axit quan trọng đối với cơ thể: panyothenic, paraaminobenzoic và axit folic…

Những chất dinh dưỡng có trong gạo lứt không chỉ tốt đối với người lớn mà nó còn mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ, nhất là những trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh.

Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe của bé

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng gạo lứt mang đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của trẻ, cụ thể:

– Gạo lứt là loại gạo còn nguyên cám. Loại gạo này chứa rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết giúp bé phát triển một cách toàn diện.

– Hàm lượng vitamin B3, B6 và Fe có trong gạo lứt sẽ giúp cho cơ thể bé được cung cấp máu thường xuyên, quá trình lưu thông máu lên não cũng được dễ dàng hơn.

– Gạo lứt cũng cung cấp một lượng lớn canxi cho bé, hỗ trợ bé phát triển tốt về xương và thể chất.

– Trong gạo lứt có một hàm lượng chất xơ cao, do đó, nó sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa của bé được diễn ra thuận lợi, hạn chế được tình trạng táo bón ở trẻ.

Chính vì vậy, khi mẹ bổ sung gạo lứt vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Có nghĩa là mẹ đã cung cấp cho bé một lượng chất dinh dưỡng dồi dào, giúp cơ thể bé khỏe mạnh, sức đề kháng cũng được tăng lên và hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh cảm thông thường.

Lưu ý khi sử dụng gạo lứt cho trẻ

Mặc dù gạo lứt sẽ mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Nhưng nhiên, các mẹ cũng nên sử dụng loại thực phẩm này một cách hợp lý bằng cách lưu ý những vấn đề sau:

– Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trẻ chỉ nên ăn các loại thực phẩm rắn sau 6 tháng tuổi. Do đó, các mẹ hãy bổ sung thêm gạo lứt vào chế độ của bé sau khi bé 6 tháng tuổi.

– Các mẹ nên cho bé ăn gạo lứt một cách hợp lý bằng cách bổ sung cho bé khoảng 3 lần/tuần.

– Đối với những bé bị suy dinh dưỡng hay thấp còi, mẹ nên hạn chế bổ sung gạo lứt cho bé. Vì lúc này, cơ thể bé sẽ cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn để bắt kịp đà tăng trưởng.

– Gạo lứt phải được bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh nhiệt độ cao.

– Khi chọn mua gạo lứt, mẹ nên chọn những địa điểm bán uy tín chất lượng, tránh trường hợp mua phải gạo kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

– Gạo lứt sau khi nấu chín nếu để ở bên ngoài vi khuẩn có thể phát triển rất nhanh. Do đó, các mẹ nên cất vào tủ lạnh. Tuy nhiên, thời gian bảo quản tối đa là 4 ngày.

– Các mẹ khi cho trẻ ăn gạo lứt lần đầu nên quan sát xem trẻ có triệu chứng bất thường do bị dị ứng hay không. Nếu thấy trẻ nôn mửa, sưng ở miệng, môi, lưỡi hay phát ban… thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Một vài món ăn chế biến từ gạo lứt dành cho bé

+ Cháo gạo lứt cơ bản

– 30ml bột gạo lứt

– 240ml nước

– Một ít sữa công thức/sữa mẹ

Cách làm:

– Bạn hãy sử dụng máy xay sinh tố hoặc máy chế biến thức ăn để xay gạo lứt thành bột mịn.

– Khi gạo đã thành bột, bạn cho bột vào nước, đặt lên bếp và quấy đều.

– Để lửa liu riu trong khoảng 10 phút, khuấy liên tục để hỗn hợp không bị bị dính.

– Sau khi chín, trộn thêm sữa công thức/ sữa mẹ để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho bé, nhiều hay ít tùy thuộc vào độ loãng mà bé yêu thích.

+ Cháo gạo lứt tôm biển

– 30 g gạo lứt

– 200g ôm biển bóc vỏ

– 1 củ cà rốt

– 1 thìa cafe hạt nêm

– 1 chút nước mắm

– Dầu ăn

Cách làm:

– Cho gạo lứt vào nồi, đổ nước ninh thành cháo.

– Tôm rửa sạch, bóc vỏ; Cà rốt rửa sạch, thái nhỏ.

– Cho hỗn hợp tôm và cà rốt đã sơ chế vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

– Cho hỗn hợp tôm và cà rốt đun sôi.

– Sau đó lấy một phần cháo gạo lứt đã ninh sẵn cho vào. Khuấy đều, đun sôi rồi tắt bếp.

– Cuối cùng hãy trộn một chút dầu ăn vào cháo là bạn đã hoàn thành món cháo gạo lứt tôm biển ngon miệng dành cho trẻ.

+ Pudding gạo lứt (dùng cho trẻ từ 8 tháng trở lên)

– 1 cup gạo lứt nấu chín

– 1-1/2 cup sữa

– 1/2 cup hoa quả khô như nho khô, chà là khô, mơ khô…

– 1-2 thìa đường nâu

– 1 quả chuối chín cắt khoanh nhỏ

Cách làm:

– Trộn đều các nguyên liệu trong nồi rồi đem nấu.

– Khi sôi thì nhỏ lửa ninh khoảng 30 phút để sữa ngấm đều các nguyên liệu.

Ngoài 3 công thức đã được Medical Việt Nam chia sẻ ở bên trên, các mẹ có thể tùy ý kết hợp gạo lứt cùng các loại rau củ khác bí đỏ, cà rốt, củ cải đường (củ cải đỏ), củ sen,.. hay các loại rau như rau ngót, bí ngòi, rau cải,… Để bổ sung thêm khoáng chất, vitamin cho trẻ và giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn nhé!

[addtoany]
Bình luận của bạn