Rận mu là một bệnh do ký sinh trùng gây ra. Đây là một bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Vậy, bệnh rận mu là gì? Hãy tìm hiểu cụ thể về bệnh này nhé.
Rận mu có tên khoa học là Pthirus pubis. Chúng sống ký sinh ở vùng lông mu –bộ phận sinh dục ở người. Đặc điểm của loài này là:
Rận mu có tỷ lệ mắc bệnh khoảng 2% dân số trên toàn thế giới. Thế nhưng thực tế thì con số này có thể nhiều hơn. Bởi đây không phải là một bệnh nguy hiểm cần báo cáo. Bệnh nhân lại tự điều trị hoặc điều trị tại các cơ sở y tế tư nhân. Do đó, không có con số thống kê cụ thể.
Rận mu là một bệnh, có những triệu chứng như:
Các triệu chứng này có thể có mức độ khác nhau ở mỗi người.
Ngứa là dấu hiệu điển hình nhất khi bị rận mu sinh dục. Lý do là vì nước bọt của rận mu khi tiếp xúc trên bề mặt da, niêm mạc gây ra sự kích ứng. Ngứa có thể xuất hiện từ 7-14 ngày sau khi nhiễm bệnh.
Lở loét xuất hiện do tình trạng ngứa kích ứng gây ra. Khi bị ngứa, phản xạ gãi khiến cho vùng da, niêm mạc bị trầy xước. Đây là con đường để các loại vi khuẩn có điều kiện xâm nhập gây viêm, lở loét. Do đó, khi bị rận mu tình trạng lở loét, nhiễm trùng thứ phát có thể xuất hiện.
Sẩn đỏ xuất hiện khá phổ biến, do vết cắn, hút máu của rận mu. Tình trạng này có thể xuất hiện trong nhiều ngày
Cảm giác bứt rứt khó chịu diễn ra thường xuyên, đặc biệt là về đêm. Ngoài ra, do trứng của rận mu phát triển nên chúng ta cảm giác khó chịu hơn.
Các triệu chứng ngứa, lở loét gây khó chịu khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ.
Các triệu chứng của bệnh rận mu không giống nhau ở mỗi người. Mức độ của những triệu chứng này cũng vậy. Do đó, không phải chờ khi có đầy đủ các triệu chứng mới đi khám. Mà chúng ta cần đi khám ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ.
Chẩn đoán bệnh rận mu cần được thực hiện để điều trị sớm. Bởi rận mu có thể lây truyền cho người khác. Đặc biệt là khi quan hệ tình dục, sử dụng chung đồ dùng cá nhân như đồ lót, khăn tắm,… Các phương pháp chẩn đoán rận mu bao gồm:
Các phương án này được thực hiện bởi các bác sĩ tại cơ sở y tế. Bởi nhiều khi cần phải soi qua kính hiển vi mới phát hiện ra trứng rận cũng như sự hiện diện của rận ở vị trí.
Xem thêm: Nấm dương vật là bị sao?
Bệnh rận mu được điều trị bằng các phác đồ cụ thể, như bôi thuốc uống, bôi tại chỗ, dung dịch vệ sinh, dầu…nhằm mục đích loại bỏ rận, làm chết trứng rận. Các bác sĩ có thể sử dụng phác đồ kháng sinh đối với trường hợp có nhiễm trùng thứ phát. Ngoài ra, một số loại thuốc giảm kích ứng, giảm ngứa cũng có thể được chỉ định nhằm giảm sự khó chịu mà rận gây ra.
Riêng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú điều trị cần thận trọng hơn. Vì một số loại thuốc chữa bệnh rận mu có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và bài tiết qua sữa mẹ.
Sau điều trị, bệnh nhân cần được loại bỏ phần trứng, rận mu đã chết trên lông mu bằng móng tay hoặc kẹp.
Chúng ta không nên tự ý chẩn đoán và điều trị rận mu. Bởi bản thân chúng ta không biết được chính xác có phải mình bị rận mu hay không. Do đó, cần đặc biệt thận trọng.
Như vậy, bệnh rận mu là một bệnh có khả năng truyền nhiễm. Tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Thế nhưng, chúng có thể gây ra sự khó chịu trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe. Chính vì thế, chúng ta cần thận trọng và đi khám sớm. Việc điều trị cũng không quá phức tạp và tốn kém. Do đó, chúng ta có thể yên tâm đi khám.
Tham khảo thêm:
Phòng khám, tư vấn nam khoa – phụ khoa quốc tế 152XaDan Hà nội
https://g.page/tuvanphukhoa-namkhoa-152xadam?share
[addtoany]