Đo lường kích thước thai nhi theo tuổi thai là việc làm cần thiết để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, điều này còn giúp phát hiện những bất thường như kích thước thai quá to hay quá nhỏ.
Kích thước thai nhi theo tuần tuổi luôn là sự quan tâm hàng đầu của các bà bầu. Với từng giai đoạn của thai kỳ, thai nhi sẽ có những “chuẩn” kích thước tương ứng khác nhau.
Đo lường kích thước thai nhi là gì?
Đo lường kích thước thai nhi được tiến hành thông qua việc siêu âm để xác định gián tiếp thông qua bề cao của tử cung (khoảng cách từ đáy tử cung đến xương mu).
Từ đó, sẽ giúp bác sĩ đưa ra kích thước của thai. Đối với những trường hợp từ 8-20 tuần tuổi, chiều dài thai được đo từ đầu đến mông. Còn sau tuần 20, khi chân bé không còn cuộn tròn, chiều dài sẽ được tính từ đầu đến chân.
Những trường hợp thường gặp phải khi đo lường kích thước thai nhi theo tuổi thai.
Kích thước thai nhi theo tuổi có thể nói lên rất nhiều điều thông qua một số tình huống mà các mẹ bầu có thể gặp phải. Bao gồm thai nhi thiếu cân và thai nhi thừa cân.
Thai nhi thiếu cân
Thai nhi thiếu cân được kết luận khi kích thước tử cung nhỏ hơn 3 cm khi so sánh với bảng tiêu chuẩn. Điều này có thể do thai nhi chậm tăng trưởng hoặc mẹ bầu thiếu nước ối.
Việc mẹ bầu không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hay ăn uống không phù hợp dẫn tới dưỡng chất vào mẹ chứ không vào con cũng là nguyên nhân khiến cho thai nhi bị thiếu cân.
Ngoài ra, nếu khoảng cách giữa hai lần sinh quá gần nhau, bé sinh sau thường sẽ dễ bị thiếu cân hơn.
Tình trạng này nếu tiếp diễn và không được điều chỉnh kịp thời có thể dẫn tới bé ngạt khi sinh, sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh, sự vận động sau này bị ảnh hưởng.
Khám phá thêm: 5 bí quyết giúp bạn tạm biệt hội chứng ADHD khi mang thai
Thai nhi nặng cân
Nếu kích thước tử cung lớn hơn 3cm so với kích thước trong bảng chuẩn thì lúc này các mẹ bầu đang gặp phải hiện tượng thai nhi lớn hơn tuổi thai.
Thai nhi nặng cân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể xuất phát từ chế độ vận động, ăn uống hoặc bệnh lý như:
– U xơ tử cung.
– Thai nhi nằm ở vị trí bất thường
– Mang song hoặc đa thai.
– Nhiều nước ối
– Ăn nhiều thực phẩm chứa đường, dầu mỡ.
– Lười vận động.
– Thai phụ có khung chậu hẹp.
Thực tế, việc thai nhi thừa cân không phải là tốt. Nó có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Thai nhi to cũng gây nhiều khó khăn khi sinh nở hơn. Đa số những trường hợp có thai to thường được khuyên đẻ mổ thay vì sinh thường.
Mối quan hệ giữa kích thước thai nhi và cân nặng của mẹ
Cân nặng khi mang thai của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước thai nhi. Nếu mẹ bầu tăng ít cân, thai nhi không có đủ chất dinh dưỡng dẫn tới thiếu cân. Còn trường hợp ăn quá nhiều rất có thể dẫn tới kích thước thai to quá mức.
>>> Mẹ bầu nên xem thêm: 5 bí quyết để mẹ bầu tăng cân khỏe mạnh
Theo các bác sĩ, việc tăng cân khi mang thai phụ thuộc vào chỉ số BMI của cơ thể. Khi chỉ số này ổn định trong khoảng 18.5-24.9, cân nặng tăng thêm nên ở mức từ 10-12 kg. Tuy nhiên nếu mẹ bầu mang song thai, cân nặng có thể tăng từ 16-20kg.
– BMI < 18.5: mẹ bầu gầy, nên tăng 12-18 kg. – BMI ở mức 25-29.9: mẹ bầu hơi béo, nên tăng từ 7-11 kg. – BMI > 30: mẹ bầu thừa cân, béo phì, chỉ nên tăng từ 5-9 kg.
Như vậy, kích thước thai nhi theo tuổi phụ thuộc vào dinh dưỡng mang thai, sức khỏe và cơ thể của thai phụ. Bất cứ một thay đổi nào từ những yếu tố trên đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Do đó, các mẹ bầu hãy note lại những kiến thức được Media Việt Nam chia sẻ trong bài viết này và chú ý giữ gìn, thường xuyên kiểm tra định kỳ để kịp thời để giữ cho thai nhi luôn ổn định nhé.