Đau thượng vị là biểu hiện của rất nhiều bệnh, nếu bạn không chuẩn đoán chính xác rất khó để biết vùng thượng vị đau là biểu hiện của bệnh gì, chữa làm sao, khi bị đau thượng vị nên uống thuốc gì? Những cơn đau gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân
Thượng vị là phần trên rốn và dưới mũi xương ức. Những cơn đau hoặc co thắt hoặc dai dẳng tại vị trí này đa số đều xuất phát từ những bệnh lý liên quan dạ dày và đường tiêu hóa. Vậy, đau thượng vị uống thuốc gì? Hãy cùng tham khảo bài viết chia sẻ của bác sĩ chuyên gia dưới đây nhé !
Nguyên nhân và biểu hiện khi bị đau thượng vị
Đau thượng vị có thể do nhiêu nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu chỉ đau lâm râm khi ăn đồ ăn cay nóng rồi biến mất thì không đáng lo. Bởi đây là sự phản bình thường của hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, nếu đau thượng vị từng cơn co thắt, kéo dài nhất là vào ban đêm hoặc lúc đói thì hãy nên cảnh giác. Bởi đó có thể là do một số bệnh lý sau gây ra:
- Viêm dạ dày: Là bệnh lý điển hình gây ra các cơn đau ở vùng thương vị do các niêm mạc dạ dày bị viêm. Vì vậy, bệnh còn gây ra tình trạng nôn mửa thường xuyên, thức ăn không được hấp thụ làm giảm cân nhanh chóng.
- Loét dạ dày, tá tràng: Virus HP là nguyên nhân gây ra bệnh lý này và làm cho người bệnh cảm thấy đau nhiều sau vài giờ đồng hồ sau khi ăn.
- Trào ngược dạ dày, khó tiêu: Axit trong dạ dày có chức năng tiêu hóa thức ăn. Do vậy, khi nồng độ axit thay đổi có thể dẫn tới tình trạng trào ngược thức ăn lên thực quản làm thượng vị đau tức, nóng rát.
- Viêm tụy: Thường gây ra các cơn đau vùng thượng vị và có cảm giác xuyên ra phía sau (viêm tụy cấp tính). Còn đối với viêm tụy mãn tính là những cơn đau âm ỉ, kéo dài dai dẳng nhưng không dữ dội.
- Viêm dạ dày ruột: Bệnh gây ra tình trạng buồn nôn, sốt, đau thượng vị và tiêu chảy nặng.
Ngoài ra, một số bệnh lý không khác không liên quan đến dạ dày cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới các cơn đau thượng vị như sỏi mật, viêm gan.
Khám phá: Đau bao tử nên ăn gì?
Đau thượng vị uống thuốc gì?
Hiện tại, có khá nhiều loại thuốc khác nhau có khả năng làm giảm những cơn đau ở vùng thượng vị. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa biết rõ chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bởi dùng đúng thuốc, đúng bệnh mới mang lại hiệu quả cao nhất.
Do đó, nên tìm tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ nhiều hơn. Và với mỗi trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc điều trị tương ứng như:
- Thuốc làm giảm tiết axit: Đối với những trường hợp đau thượng vị do quá nhiều axit trong dạ dày, thuốc giảm tiết axit sẽ thường được chỉ định, bao gồm:
+ Omeprazole: Cho hiệu quả sau 4 ngày sử dụng với khả năng ức chế sự sản sinh axit từ dịch vị một cách hiệu quả.
+ Rapeprazole: Là loạt thuốc có tác dụng nhanh, các cơn đau sẽ giảm đi nhanh chóng chỉ sau 1 ngày sử dụng với hiệu quả lên tới 88%.
+ Esameprazole: Ít được sử dụng hơn hai loại trên những vẫn là loại thuốc được đánh giá cao với việc áp dụng công thức đồng phân quang học S.
- Thuốc diệt vi khuẩn HP: Sự phát triển quá mức của vi khuẩn HP gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng làm vùng thượng vị bị đau. Lúc này, người bệnh có thể được khuyên dùng một trong số các loại thuốc sau:
+ Clarithmycin: Được sử dụng khá phổ biến nhờ khả năng ức chế tăng trưởng của vi khuẩn HP.
+ Amo-xicilline: Là loại thuốc kháng sinh tồn tại khá tốt trong môi trường axit và có khả năng hạn chế sự tổng hợp mucoptid khiến vi khuẩn HP không thể phát triển.
+ Imidazole: Khá hiệu quả với những trường hợp viêm loét ở niêm mạc dạ dày bởi loại thuốc này không bị ảnh hưởng bởi axit trong dịch vị dạ dày.
Tham khảo thêm: Thuốc chữa chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
Trường hợp đau thượng vị bắt nguồn từ các bệnh lý khác như gan, mật..thì các bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị khác thích hợp hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp uống nước gừng ấm, nước muối pha loãng hoặc ăn nhiều hơn các loại thực phẩm tính mát và dễ tiêu như cháo cá, khoai tây, bắp cải, rau má…để tình trạng được cải thiện hơn.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề đau thượng vị uống thuốc gì xin được chia sẻ tới bạn đọc. Đau thượng vị thường bắt nguồn từ những bệnh lý về dạ dày, do đó hãy thăm khám và điều trị để tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe nhé.