Ở thời kỳ mang thai, phụ nữ dễ bị nhiễm một loại virus là rubella ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Để chẩn đoán bệnh rubella dựa vào 2 chỉ số là IgG và IgM. Vậy kết quả xét nghiệm chỉ số IgG dương tính và IgM âm tính khi mang thai có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bầu sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Hai chỉ số IgM và IgG là gì?
IgM và IgG là hai loại kháng thể của virus rubella, trong đó:
- IgM xuất hiện trong máu khi cơ thể bị nhiễm virus Rubella, lượng kháng thể này liên tục tăng lên và đạt đỉnh sau khoảng 7-10 ngày sau khi nhiễm virus, và giảm dần trong vài tuần sau đó.
- IgG cũng xuất hiện khi cơ thể người mẹ bị nhiễm virus rubella nhưng chậm hơn so với kháng thể IgM. Kháng thể IgG tổn tại trong máu suốt cuộc đời giống như một loại vacxin chống lại virus Rubella.
Mục đích của xét nghiệm rubella
Xét nghiệm rubella rất quan trọng, được thực hiện trong các trường hợp:
- Xác định các kháng thể miễn dịch virus rubella
- Xác định nhiễm rubella là mới nhiễm hay trong quá khứ
- Xác định người chưa bao giờ tiếp xúc với rubella
- Xác định người chưa được tiêm phòn
- g rubella
- Xác định khả năng mắc rubella ở phụ nữ mang thai và có kế hoạch mang thai
- Chỉ định cho những trường hợp phụ nữ mang thai có nghi ngờ nhiễm rubella
- Chỉ định cho trẻ sơ sinh có nghi ngờ lây nhiễm trong quá trình mang thai.
Một số dấu hiệu và triệu chứng nhiễm rubella
Dưới đây là một số dấu hiệu bạn nên chú ý để xét nghiệm rubella:
- Sốt nhẹ
- Chảy nước mũi, ngạt mũi
- Đau mắt đỏ
- Phát ban ở mặt rồi lan xuống toàn thân
- Đau các khớp
- Sưng hạch bạch huyết
Các kháng thể của bệnh rubella có thể xuất hiện rồi biến mất rồi lại xuất hiện sau khi nhiễm bệnh. Do đó các xét nghiệm rubella cần thực hiện nhiều lần trong 2- tuần để xác định chính xác sự tồn tại của virus rubella và mức độ tăng giảm theo thời gian.
Chỉ số IgG dương tính IgM âm tính khi mang thai có nguy hiểm không?
Kết quả xét nghiệm cho biết chỉ số kháng thể IgM âm tính, IgG dương tính chứng tỏ cơ thể đã nhiễm virus rubella tuy nhiên chưa biết chắc chắn mới nhiễm hay đã nhiễm lâu rồi. Trường hợp này khá phổ biến và chưa khẳng định được là có hại đến thai nhi hay không.
Để chắc chắn, các bác sĩ sẽ cần xem xét thêm về tiền sử bệnh. Nếu thai phụ đã tiêm phòng vacxin rubella hoặc đã từng bị rubella trước đó thì thai phụ chắc chắn sẽ không phát bệnh rubella nữa có thể yên tâm dưỡng thai.
Nếu thai phụ chưa tiêm vacxin hay chưa từng mắc bệnh thì rất có khả năng đã mắc rubella. Nếu có biểu hiện sốt sẽ được xét nghiệm lại các chỉ số sau đó 1 tuần. Kết quả qua các lần xét nghiệm, chỉ số kháng thể IgG tăng dưới 4 lần có nghĩa là thai phụ đã mắc bệnh trước đó rất lâu thì hoàn toàn yên tâm để giữ thai; nếu kết quả chỉ số IgG tăng trên 4 lần nghĩa là thai phụ mới bị nhiễm viruz rubella nên bỏ thai.
Thai phụ mắc rubella nguy hiểm như thế nào?
Trong thời gian mang thai, nhất là 3 tháng đầu nếu thai phụ nhiễm rubella sẽ rất nguy hiểm vì khả năng lây nhiễm sang cho thai nhi lên tới 70-90% và gây ra những hậu quả nặng nề:
- Virus rubella xâm nhập vào bào thai làm tổn thương các bộ phận của thai nhi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển
- Sảy thai, thai chết lưu
- Trẻ sinh ra mắc rubella bẩm sinh và các dị tật bẩm sinh khác
- Trẻ chậm phát triển, nhẹ cân
- Trẻ sinh ra mắc nhiều bệnh: tâm thần, điếc, đục thủy tinh thể, bệnh về gan, bệnh tim.
- Ngoài ra trẻ cũng mắc các bệnh tiểu đường, vàng da, viêm màng não, viêm phổi
- Một số trường hợp khiến trẻ tử vong.
Phòng ngừa rubella ở phụ nữ mang thai
Khi nhiễm rubella trong thời kỳ mang thai, phụ nữ có nguy cơ phải bỏ thai rất cao vì vậy tiêm vacxin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Thai phụ cũng cần tránh tiếp xúc với những người bị sốt, phát ban hay có dấu hiệu của bệnh rubella.
Với những thông tin đã cung cấp mong rằng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc chỉ số IgG dương tính và IgM âm tính có nguy hiểm với thai phụ không. Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn hãy đến gặp các bác sĩ để được tư vấn tiêm phòng vacxin rubella nhé.
Có thể bạn quan tâm
5 bí quyết giúp mẹ bầu tăng cân khỏe mạnh |
5 bí quyết giúp bạn giảm hội chứng adhd khi mang thai |
Đo kích thước thai nhi theo tuổi thai |