Viêm màng ngoài tim là tình trạng nguy hiểm, cần phải xử lý cấp cứu trước khi gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là một số thông tin đại cương về bệnh lý nguy hiểm này.
Màng ngoài tim là bộ phận nằm phía ngoài bề mặt của tim. Chúng có chứa năng giãn ngăn giãn đột ngột buồng tim. Giúp máu về đầy tâm nhĩ, giữ tim cố định và ngăn sự lan rộng của nhiễm trùng.
Viêm màng ngoài tim là gì?
Viêm màng ngoài tim là tình trạng nhiễm trùng gây viêm màng ngoài tim. Đây là một bệnh cấp tính cần cấp cứu sớm. Tránh tình trạng viêm màng ngoài tim co thắt, bệnh nhân tử vong do tràn dịch màng ngoài tim
Nguyên nhân viêm màng ngoài tim
Viêm màng ngoài tim là một dạng nhiễm khuẩn do các nguyên nhân như:
- Các loại vi khuẩn, virus trong các nhiễm trùng khác gây ra.
- Tim thấp hoặc viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ
- Các phản ứng miễn dịch sau mổ tách van tim 2 lá, nhồi máu cơ tim, …
- Ung thư gan, phổi, trung thất
- Thiếu máu tim cục bộ
- Các chấn thương ở lồng ngực (tràn máu màng ngoài tim, tràn dịch dưỡng chấp màng ngoài tim.
- Rối loạn chuyển hóa (tăng ure, lắng đọng cholesterol ở màng ngoài tim,…)
- Tác dụng phụ của thuốc (điều trị ở lồng ngực, chống đông,…)
- Suy tim nặng (van tim, cơ tim,…)
- Hội chứng Dressler (
- Không có nguyên nhân
Việc xác định các nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị, phòng tránh.
Triệu chứng bệnh viêm màng ngoài tim
Viêm màng ngoài tim có triệu chứng có thể nhận biết. Nhưng đa phần do thiếu kiến thức bệnh lý nên chúng ta chủ quan. Viêm màng ngoài tim tùy thuộc tình trạng mà có triệu chứng cụ thể. Đối với dạng cấp tính thường kéo dài khoảng 25-20 ngày, hoặc thậm chí là vài tháng liên tục. Viêm mạn tính xảy ra nếu triệu chứng liên tục kéo dài trên 3 tháng.
Triệu chứng viêm màng ngoài tim cấp tính bao gồm:
- Đau lồng ngực dữ dội, cảm giác như dao đâm
- Cơn đau ngực có cường độ thay đổi
- Đau lan từ xương ức, sang bên trái ngực lên cổ và vai
- Đau hơn khi ho
- Cảm giác mệt mỏi, ốm yếu
Triệu chứng viêm màng ngoài tim mạn tính chủ yếu là tình trạng đau thắt ở vùng ngực
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu như bạn có các cơn đau ngực liên tục. Những triệu chứng viêm màng ngoài tim gần giống với bệnh phổi. Việc đi khám sớm cho phép chẩn đoán và điều trị kịp thời giảm thiểu tối đa biến chứng.
Chẩn đoán viêm màng ngoài tim
Viêm màng ngoài tim được chẩn đoán dựa trên các biện pháp lâm sàng và cận lâm sàng. Các biện pháp này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế.
Một số biện pháp chẩn đoán viêm màng ngoài tim gồm:
Khai thác thông tin bênh sử (biểu hiện, mức độ, thời gian xảy ra….)
Khám lâm sàng (nghe tim, ngực,..)
Các xét nghiệm (điện tâm đồ, chụp x-quang ngực, siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ,…)
Sau khi có kết quả từ chẩn đoán các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phác đồ điều trị hiệu quả
Điều trị bệnh viêm màng ngoài tim
Viêm màng ngoài tim được điều trị dựa vào nguyên nhân, mức độ bệnh. Với trường hợp nhẹ có thể tự hết. Với trường hợp nặng hơn có thể can thiệp, nội ngoại khoa thích hợp.
Điều trị nội khoa
Các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc hỗ tợ như:
- Thuốc giảm đau, giảm sưng viêm (aspirin hoặc ibuprofen, Colchicine , Corticosteroid,…)
- Thuốc kháng sinh (nếu nguyên nhân là do các nhiễm trùng)
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được chỉ định cho một số trường hợp viêm màng ngoài tim nặng, hoặc trường hợp tái phát. Một số biện pháp ngoại khoa được chỉ định như:
- Chọc hút dịch màng ngoài tim
- Cắt bỏ màng ngoài tim.
Các biện pháp ngoại khoa này cần tay nghề cao của các bác sĩ ngoại lồng ngực, cơ sở y tế đảm bảo yêu cầu.
Phòng ngừa bệnh viêm màng ngoài tim
Trên thực tế, chưa có biện pháp nào có thể phòng ngừa được bệnh viêm màng ngoài tim. Do đó, chúng ta cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý khoa học, giảm chất béo, chất kích thích,…
Như vậy, viêm màng ngoài tim là một bệnh nguy hiểm. Chúng ta cần đặc biệt chú ý theo dõi, phát hiện sớm đi khám và điều trị. Việc làm này nhằm giảm thiểu các rủi ro cho sức khỏe trước mắt cũng như lâu dài.
Xem thêm thông tin về: Bệnh xã hội