Anosmia hay còn được gọi là mất khứu giác. Tình trạng này xảy ra khi bạn mất cảm giác, khả năng ngửi mùi vốn có của mình. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do bẩm sinh, chấn thương não, viêm xoang mãn tính, dị ứng,…Nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Vai trò quan trọng của khứu giác
Mũi (khứu giác) là một trong 5 giác quan quan trọng của con người. Mũi giúp bạn nhận biết các mùi hương bạn đang định ngửi đó là gì.
Vùng ngửi của mũi có hình chữ nhật nhỏ, có nhiều dịch nhờn, màu vàng và ẩm ướt. Bình thường, mũi có khoảng 100 triệu tế bào dây thần kinh dùng để ngửi tốt hơn. Và ở mỗi tế bào cảm thụ của khứu giác có khoảng 1.000 gen khác nhau.
Khi phân tính mùi, khứu giác sẽ tiếp nhận một số mùi nhật định và chuyển đến bộ não để phân tích, xác định mùi hương đó là mùi gì, từ đâu
Khứu giác đóng vai trò nhận biết mùi nước uống, thực phẩm thức ăn hàng ngày. Mũi cũng giúp nhận biết các mùi có tính chất độc hại nguy hiểm như thức ăn bị thối, mùi gas, khí độc… Ngoài vị giác ra thì khứu giác còn đóng vai trò kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Mất khứu giác là gì? Nguyên nhân gây ra mất Anosmia
Mất khứu giác (thuật ngữ khoa học là Anosmia), là tình trạng con người không thể nhận được mùi của thực phẩm, hương hoa, mùi thơm, thối hay độc hại.
Có nhiều nguyên nhân gây mất khứu giác như:
– Hẹp hốc mũi bẩm sinh,
– Hiến dạng vách ngăn mũi,
– Chít hẹp hốc mùi do chấn thương,
– Chấn thương não,
– do các bệnh cúm,
– Sổ mũi cấp tính
– Do rối loạn thần kinh,
– Do hóa chất, chất ma túy…
– Bệnh Alzheimer,
– Parkinson,
– Xơ cứng teo cơ,
– Do lão hóa cơ thể.
Hoặc do sử dụng phương pháp trị liệu như tia X, liệu pháp hóa học, lọc máu, tổn thương thần kinh các bệnh đa xơ cứng,…
Phải làm gì khi bị mất khứu giác? Điều trị bằng cách nào?
Khi bạn bị mất khứu giác, thì việc chữa trị và phục hồi khả năng ngửi mùi sẽ không được cao.
Tùy mỗi nguyên nhân gây mất khứu giác, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, người bệnh có thể kết hợp các phương pháp như dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc xịt chống dị ứng hoặc thuốc steroid uống.
Trường hợp do chấn thương não thì sau khi được điều trị phục hồi, có thể ngửi lại bình thường. Có nhiều người bị mất khứu giác phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ polyp, sửa dị hình vách ngăn trong mũi để khai thông tắc nghẽn…
Mặc dù mất khứu giác không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng sẽ tác động đến sinh hoạt hàng ngày, giảm chất lượng cuộc sống. Có thể nhiều người mất khứu giác gặp phải các trường hợp như ăn phải thức ăn hôi thiu, nhiễm độc, ngồi trong phòng rò khí gas nhưng không biết…Từ đó gây hậu quả nghiêm trọng.
Để phòng tránh tình trạng mất khứu giác, khi mắc các bệnh đường hô hấp, viêm xoang, cảm cúm cần chữa trị triệt để.
– Nên đeo khẩu trang bảo vệ khi làm việc và sinh sống trong môi trường khói bụi, không khí lạnh.
– Bạn nên có thói quen rửa mũi, vùng mũi bằng nước muối sinh lý
– Luyện tập khứu giác bằng cách ngửi mùi thức ăn, các loại hoa để phát hiện những thay đổi bất thường của mũi, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Như vậy, hi vọng qua những thông tin trên giúp các bạn hiểu mất khứu giác là gì, nguyên nhân do đâu và cách phòng tránh như thế nào.